1. Tên ngành đào tạoCông nghệ kỹ thuật cơ khí

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Yêu cầu về kiến thức:

  • Kiến thức chung về kinh tế- xã hội:

    Đào tạo cán bộ ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ Cao đẳng có sự phát triển toàn diện (chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức tác phong và thể chất), có hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật cơ khí, có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu tương xứng với trình độ của ngư­ời kỹ thuật viên cơ khí, cụ thể là:

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của ngư­ời công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật nư­ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Yêu ngành, yêu nghề có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc, địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

- Luôn có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

  • Kiến thức nghề:

- Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

-  Có các kiến thức cơ bản về các quá trình vật lý của kỹ thuật chế tạo, về hệ thống sản xuất, về thiết kế và phát triển sản phẩm, về kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp.

- Biết cách khai thác các nguồn thông tin, tri thức thông qua internet, sách báo, tạp chí thông tin, tư liệu, hội thảo, hội nghị trong nước, quốc tế để tự cập nhật thực tiễn, bồi dưỡng chuyên môn, cải tiến nghiệp vụ.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng nghề nghiệp:

- Đọc và thiết kế được bản vẽ từ đó gia công được chi tiết theo yêu cầu kỹ thuật

- Thiết kế lập quy trình công nghệ và xử lý được được các tình huống công nghệ khi gia công chi tiết máy bằng các phương pháp: Gia công áp lực, gia công cắt gọt bằng máy cắt gọt vạn năng.

- Có kiến thức về một số loại máy thủy lực để có thể tham gia sửa chữa, thiết kế và tính toán hệ thống thủy lực theo yêu cầu.

- Lập trình và gia công được chi tiết trên máy tiện CNC và trung tâm gia công CNC.

4.2. Kỹ năng mềm :

- Có năng lực tổ chức, quản lý nơi làm việc khoa học, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất, kinh doanh và cơ sở đào tạo.

- Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng lập kế hoạch công tác và quản lý thời gian cá nhân; làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

5. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn thông thường.
  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau
  • Có khả năng làm việc nhóm và có năng lực dẫn dắt nhóm về kiến thức được đào tạo.

 - Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

6. Phẩm chất đạo đức

 Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Quan điểm chính trị vững vàng, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm. Biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và quốc gia. Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. Đề cao đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Nhân viên thiết kế, vận hành, lắp ráp, gia công sản phẩm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng các thiết bị, dây truyền sản xuất công nghệ cao và robot công nghiệp.

8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục học tập lên trình độ đại học  cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

 

1. Tên ngành đào tạoCơ khí chế tạo máy

2. Trình độ đào tạo: Trung cấp

3. Yêu cầu về kiến thức:

  • Kiến thức chung về kinh tế- xã hội:

    Đào tạo cán bộ ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ Cao đẳng có sự phát triển toàn diện (chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức tác phong và thể chất), có hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật cơ khí, có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu tương xứng với trình độ của ngư­ời kỹ thuật viên cơ khí, cụ thể là:

- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của ngư­ời công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật nư­ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Yêu ngành, yêu nghề có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc, địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

- Luôn có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

  • Kiến thức nghề:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về: Vẽ kỹ thuật cơ khí, Vật liệu cơ khí, Cơ ứng dụng, Kỹ thuật điện – điện tử, Nguyên lý - chi tiết máy, Dung sai và kỹ thuật đo, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ CAD/CAM/ CNC.

- Triển khai được các bước chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ khí.

- Áp dụng được những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn đã học để phân tích, đánh giá, thực hiện một số công việc liên quan tới cơ khí chế tạo.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng nghề nghiệp:

- Vận hành và gia công được các thiết bị cơ khí thông dụng.

- Thiết kế được các chi tiết máy ở mức độ đơn giản;

- Lập được quy trình công nghệ gia công chi tiết và lắp ráp được nhóm, bộ phận các thiết bị cơ khí.

- Triển khai kế hoạch, điều hành một tổ sản xuất.

4.2. Kỹ năng mềm :

- Có năng lực tổ chức, quản lý nơi làm việc khoa học, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất, kinh doanh và cơ sở đào tạo.

- Có các kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình; kỹ năng lập kế hoạch công tác và quản lý thời gian cá nhân; làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

5. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn thông thường.
  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau
  • Có khả năng làm việc nhóm và có năng lực dẫn dắt nhóm về kiến thức được đào tạo.

 - Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

6. Phẩm chất đạo đức

 Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Quan điểm chính trị vững vàng, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm. Biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và quốc gia. Tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. Đề cao đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

- Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành bậc trung cấp, có tiềm năng phát triển, có thể thực hiện được nhiệm vụ của một kỹ thuật viên trung cấp: Vận hành được các thiết bị cơ khí; chế tạo và gia công được các chi tiết máy cơ bản; làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí.

8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để tiếp tục học tập lên trình độ cao đẳng  cùng ngành đào tạo hoặc ngành đào tạo gần đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

- Có khả năng tiếp cận với quy định, quy trình công việc cụ thể đối với các vị trí được đảm nhận.

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành các nhà quản lý ở các cấp khác nhau.