CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tên ngành, nghề: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mã ngành, nghề: 6480201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 2.5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước;
+ Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam;
+ Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;
+ Hiểu biết về lịch sử phát triển, tầm quan trọng của ngành Công nghệ thông tin trên thế giới và tại Việt Nam;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;
+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;
+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức:
+ Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng.
+ Trình bày được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của máy tính ;
+ Thành thạo việc lắp đặt và sửa chữa bảo trì các hệ thống máy tính;
+ Thông thạo về kỹ thuật mạng, kiến trúc và mô hình nối mạng, kỹ thuật truyền số, nguyên lý vận hành của hệ thống cáp nối, thiết bị mạng, công nghệ mạng;
+ Nắm được các bộ quản trị Hosting, các CMS quản trị Web.
+ Nắm được những kiến thức và kỹ năng quản trị hệ điều hành mã nguồn mở - LINUX.
+ Quy trình xử lý sự cố máy tính và hệ thống mạng doanh nghiệp;
+ Có thể đánh giá tình hình an toàn an ninh thông tin hệ thống mạng của đơn vị và có các biện pháp gia cố bảo mật kịp thời qua việc tìm hiểu các phương pháp, kỹ thuật cũng như các công cụ dùng tấn công của các hacker.
+ Kiến thức cần thiết để cấu hình các chức năng trên thiết bị Firewall mềm Pfsense và Firewall cứng ASA 55xx.
+ Đủ kiến thức để: giảm thiểu được các rủi ro cho hạ tầng mạng CNTT và các ứng dụng bằng các tính năng trên hệ thống tường lửa ASA, ngoài ra còn nắm được chi tiết về phương thức hoạt động cũng như là hỗ trợ các nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng cuối.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích chẩn đoán lỗi các thiết bị phần cứng. Lắp đặt, bảo trì và thay thế các thành phần của hệ thống máy tính ;
+ Cấu hình và lắp đặt các thiết bị mạng như Switch, router, Firewall...;
+ Thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, và môi trường trong mạng cho cơ quan, nhà máy, trường học và các doanh nghiệp;
+ Phân tích, thiết kế, thi công hệ thống mạng LAN/WAN cho doanh nghiệp: Lựa chọn công nghệ, lập dự toán kinh phí, kế hoạch thi công, lập bản hoàn công;
+ Xử lý sự cố của hệ thống phần cứng, mạng máy tính, máy chủ và các ứng dụng theo quy trình xử lý chuẩn;
+ Xây dựng và quản trị hệ thống mạng hoàn chỉnh trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Linux từ qui mô nhỏ đến lớn;
+ Thiết kế, triển khai, bảo trì, xử lý lỗi và bảo đảm ổn định, bảo mật cho hệ thống mạng đa điều hành (MS, Linux);
+ Phán đoán, ngăn chặn, khắc phục các sự cố về bảo mật thông tin trên hệ thống mạng;
+ Có khả năng tự học và tìm hiểu trong môi trường công tác để nang cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
- Về thái độ:
+ Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;
+ Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Nhân viên văn phòng
- Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị mạng, các thiết bị công nghệ.
- Làm chuyên viên quản trị mạng máy tính cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và nước ngoài.
- Có thể tư vấn và triển khai các biện pháp căn bản đảm bảo an ninh, an toàn trong việc thiết kế và vận hành hệ thống mạng.
- Trở thành nhân viên quản trị hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, doanh nghiệp hay các công ty phần mềm.
- tự mở doanh nghiệp chuyên về công nghệ thông tin, quản trị mạng và bảo mật hệ thống.
Module |
Kỹ năng học được |
Công việc thực tế |
Module 1: Tin học đại cương. + Hướng dẫn gõ thành thạo 10 ngón. + Trình bày văn bản trên Microsoft Word 2016. + Biên tập và trình diễn Slide trên Microsoft Power Point 2016 + Sử dụng bảng tính và xử lý các dữ liệu trên Microsoft Excel 2016 + Khai thác thông tin từ Internet
|
+ Sinh viên thao tác thành thạo gõ 10 ngón trên máy vi tính. Sinh viên nắm được toàn bộ các thao tác trình bày một văn bản bất kỳ, chuẩn hóa văn bản… + Sinh viên nắm vững các thao tác trình bày, thiết kế các Slide dùng để thuyết trình, báo cáo, bảo vệ đề tài, đồ án . . . + Sinh viên có thể xử lý thành thạo bảng tính và số liệu . . . + Sinh viên có khả năng khai thác, tìm kiếm thông tin từ Internet phục vụ học tập và công việc |
+ Nhân viên văn phòng cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ . . .
|
Module 2: Lắp đặt, sửa chữa và bảo trì máy vi tính. + Cấu trúc máy vi tính (phân biệt, đọc thông số các thiết bị). + Xây dựng máy vi tính theo yêu cầu. + Lắp ráp hoàn thiện máy vi tính. + Cài đặt các HĐH (Windows, Linux, Unix, . . . nhiều hệ điều hành trên một máy tính). + Cài đặt các phần mềm cơ bản cần thiết cho một máy tính + Fix một vài lỗi cơ bản thường gặp trên máy vi tính + Bấm dây mạng kết nối máy vi tính trong hệ thống mạng với Internet, đặt địa chỉ IP, kết nối và chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu. + Cấu hình đơn giản các Access Point Wifi. |
+ Sinh viên có thể lắp ráp, cài đặt, sửa các lỗi cơ bản trên máy vi tính.
+ Tư vấn cấu hình máy vi tính theo yêu cầu người dùng.
+ Kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các máy vi tính trong mạng nội bộ.
|
+ Kỹ thuật viên cho các công ty, doanh nghiệp máy vi tính (HNC, AnPhat, Mai Hoàng v…v…).
+ Nhân viên tư vấn, thiết kế lắp đặt hệ thống mạng nội bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
|
Module 3: Server vật lý + Giới thiệu, phân biệt các loại Server (IBM, HP, Dell . . .) + Tư vấn, xây dựng một Server theo yêu cầu của doanh nghiệp + Cài đặt hệ điều hành trên Server. + Thiết kế và triển khai hệ thống ảo hóa máy chủ |
+ Sinh viên nhận biết và phân biệt Server của các hãng. + Tư vấn giải pháp về Server cho các doanh nghiệp. + Cài đặt thành thạo các Hệ Điều Hành dành cho Server. |
+ Nhân viên tư vấn giải pháp Server cho các doanh nghiệp.
|
Module 4: Mạng máy tính (CCNA) + Giới thiệu các thiết bị mạng thường gặp trong doanh nghiệp: Router, Switch, Modem, Hub, Firewall, IDS/IPS . . . (Slide giới thiệu thiết bị + các thiết bị thật). + Xây dựng, thiết kế bản vẽ mô hình mạng. (1 slide hướng dẫn phần mềm vẽ Edraw + mô hình ứng dụng phần mềm vẽ có tất cả các thiết bị đã giới thiệu). + Đọc – hiểu thông số và công năng của các thiết bị mạng (Slide hướng dẫn đọc thiết bị + thiết bị thật để sinh viên đọc thông số + bấm dây mạng). + Tư vấn thiết bị mạng theo yêu cầu của doanh nghiệp (yêu cầu từ phía doanh nghiệp để sinh viên nhận biết và chọn mua thiết bị + xây dựng tủ rack). + Kiểm tra và bảo trì các thiết bị mạng (tháo thiết bị - giới thiệu các thành phần trong thiết bị - khắc phục lỗi cơ bản). + Thiết kế, lắp đặt hệ thống dây mạng trong một phòng, một tòa nhà v…v… + Cấu hình các thiết bị: Router, Switch, Firewall,. . . (sử dụng mô hình thực tế từ đơn giản đến phức tạp). |
+ Sinh viên nhận biết được các thiết bị cơ bản cần có trong một hệ thống mạng.
+ Sinh viên cấu hình thành thạo các thiết bị mạng.
+ Sinh viên thiết kế, lắp đặt, triển khai hệ thống mạng theo yêu cầu của doanh nghiệp
|
+ Chuyên Viên quản trị hạ tầng mạng trong các doanh nghiệp. |
Module 5: Quản trị hệ thống Windows Server + Hosting + Cloud VPS 1. Cài đặt và cấu hình các dịch vụ trên Windows Server 2016 trong hệ thống mạng. + Cấu hình RAID cứng, Cài đặt hệ điều hành, NIC teaming + Triển khai mạng Domain Controller + Active Directory + Triển khai GPO + Triển khai mạng Domain + File Server + Triển khai cấu hình dịch vụ DHCP Server + Triển khai cấu hình dịch vụ DNS Server + Triển khai cấu hình dịch vụ Web Server + Triển khai cấu hình dịch vụ Mail Server + Triển khai cấu hình dịch vụ VPN Server + Triển khai cấu hình dịch vụ FTP Server + Triển khai cấu hình Windows Server Backup 2. Bộ quản trị Hosting. Giới thiệu và sử dụng các bộ quản trị Hosting như: Cpanel, plesk panel …Cài đặt máy chủ ảo, hosting ảo (VPS) công nghệ đám mây cloud. 2.1. Tổng quan về Domain. + Giới thiệu Domain là gì? + Ứng dụng của Domain. + Tại sao phải đăng ký Domain và hướng dẫn đăng ký như thế nào? + Hướng dẫn quản trị Domain? 2.2. Tổng quan về hệ thống Hosting 1. Giới thiệu về các mô hình hệ thống Hosting. + Hosting là gì? Vì sao cần hệ thống Hosting? 2. Các mô hình xây dựng hệ thống Hosting (Plesk, Cpanel, DirectAdmin) + Hình thức triển khai hệ thống Hosting như thế nào? + Phần cứng máy chủ. + Phần mềm quản trị Hosting (Plesk, Cpanel, DirectAdmin) 3. Thực hành và làm quen với quản trị hệ thống Hosting? + Thực hành làm quen với DirectAdmin. + Thực hành làm quen với Cpanel. + Thực hành làm quen với Plesk. 4. Các lỗi thường gặp khi vận hành hệ thống. + Lỗi 500. + Lỗi 404. + Lỗi Nginx. 5. Giới thiệu về hệ thống thực tế. + Demo hệ thống thực tế. 3. Tổng quan về hệ thống Cloud VPS 3.1. Giới thiệu các mô hình hệ thống Cloud VPS. + Cloud VPS là gì? + Một số mô hình hệ thống Cloud VPS? (KVM, Vmware) 3.2. Hình thức triển khai hệ thống VPS như thế nào? + Yêu cầu nền tảng phần cứng đáp ứng điều kiện triển khai. + Phần mềm hệ thống triển khai ảo hóa (VPS) KVM, Vmware. 3.3. Thực hành và làm quen với quản trị hệ thống VPS. + Thực hành làm quen với ảo hóa Vmware. 3.4. Các lỗi thường gặp khi vận hành hệ thống VPS. + Kiểm tra hiệu suất ảo hóa. + Lỗi mất kết nối. 3.5. Giới thiệu về hệ thống thực tế và demo hệ thống Cloud VPS. |
+ Sinh viên nắm vững cách cấu hình dịch vụ cơ bản và nâng cao cần có trong doanh nghiệp trên hai nền tảng hệ điều hành Windows.
+ Sinh viên nắm được các bộ quản trị Hosting, các CMS quản trị Web.
+ Sinh viên nắm được các công nghệ mới về VPS và Cloud. |
+ Chuyên Viên quản trị dịch vụ hệ thống trong doanh nghiệp.
+ Chuyên Viên quản trị Hosting, quản trị Web cho doanh nghiệp |
Module 6. Linux 1. CÀI ĐẶT HĐH CENTOS VÀ KHÔI PHỤC MẬT KHẨU ROOT. + Khôi phục truy cập Root trong HĐH CentOS. + Cài đặt quản lý thiết bị mạng và truy cập từ xa. + Cài đặt và quản lý thiết lập mạng – cấu hình NIC Bonding. + Cài đặt và cấu hình quản trị từ xa (remote console) SSH. 2. MODULE 2 CÀI ĐẶT QUẢN LÝ THƯ MỤC VÀ BỘ NHỚ + Cài đặt và quản lý bộ nhớ ngoài – cấu hình LVM, filesystem. + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ lưu trữ NFS. + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ lưu trữ iSCSI. 3. CÀI ĐẶT CÁC DỊCH VỤ DNS, DHCP, FPT + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ DNS. + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ DHCP. + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ FTP. 4. CÀI ĐẶT WEB, MAIL, SERVER TRÊN LINUX + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ chia sẻ file Samba. + Cài đặt, cấu hình và quản trị máy chủ Email + WebMail Client. + Cấu hình quản trị thông qua giao diện web – Webmin.
|
Sinh viên nắm được những kiến thức và kỹ năng quản trị hệ điều hành mã nguồn mở - LINUX. Hoàn tất chương trình, sinh viên đủ khả năng: + Tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc hệ điều hành Open Source. Học viên có thể tự xây dựng hệ điều hành với những tính năng mong muốn, phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
+ Xây dựng và quản trị hệ thống mạng hoàn chỉnh trên nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở Linux từ qui mô nhỏ đến lớn.
+ Thiết kế, triển khai, bảo trì, xử lý lỗi và bảo đảm ổn định, bảo mật cho hệ thống mạng đa điều hành (MS, Linux). |
Chuyên viên quản trị hệ thống mã nguồn mở Linux. |
Module 7. CEH + Khai thác lỗ hổng hệ thống Server. + Chiếm đoạt User và Password. + Khai thác lỗ hổng Website. + Tấn công chiếm quyền điều khiển bằng mã độc. + Chiếm quyền điều khiển điện thoại IOS / Adnroid và Camera. |
+ Sinh viên có thể đánh giá tình hình an toàn an ninh thông tin hệ thống mạng của đơn vị và có các biện pháp gia cố bảo mật kịp thời qua việc tìm hiểu các phương pháp, kỹ thuật cũng như các công cụ dùng tấn công của các hacker. |
Kỹ sư an ninh mạng |
Module 8. Firewall 1. Firewall Mềm Pfsence + Giới thiệu, cài đặt và cấu hình Pfcense thành Firewall mềm. + Chặn truy cập theo khu vực địa lý: Proxy Quản trị mạng không dây + Hỗ trợ VLAN, Cân bẳng tải, VPN theo 4 giao thức. Giám sát/Phân tích mạng, Quản lý tên miền (DC), hỗ trợ tên miền động (DynDNS). + Cho phép chạy song hành, failover, Tự động cập nhật black list. Tự động nâng cấp phiên bản 2. Firewall Cứng ASA 55xx. + Giới thiệu về Firewall các loại Firewall Cứng ASA của Cisco. + Cấu hình cơ bản trên ASA (Thực hiện cấu hình quản lý thiết bị bảo mật ASA với Telnet, SSH và HTTPS). + Cấu hình Cisco ASA bằng ASDM và CLI. + Tường lửa tổng quan Cisco ASA. + Cấu hình cơ bản Cisco ASA. + Định cấu hình kết nối và định tuyến IP. + Ghi nhật ký và giám sát. + Dịch địa chỉ trên Cisco ASA. + Kiểm soát truy cập Cisco ASA. + Kiểm tra lưu lượng truy cập Cisco ASA. |
+ Sinh viên được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để cấu hình các chức năng trên thiết bị Firewall mềm Pfsense và Firewall cứng ASA 55xx.
+ Sinh viên có đủ kiến thức để: giảm thiểu được các rủi ro cho hạ tầng mạng CNTT và các ứng dụng bằng các tính năng trên hệ thống tường lửa ASA, ngoài ra còn nắm được chi tiết về phương thức hoạt động cũng như là hỗ trợ các nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng cuối.
|
Chuyên viên quản trị hệ thống, chuyên viên an ninh mạng. |
Module 9. IDS-IPS (giám sát hệ thống) Phần 1: giám sát hệ thống với phần mềm Nagios - Cài đặt Nagios Server - Giám sát máy chủ Linux với NRPE 2 - Giám sát máy chủ Windows với NSClient - Giám sát thiết bị mạng với SNMP - Thiết lập đồ thị với PNP4Nagios - Xây dựng Network Map với Nagvis - Cấu hình thông báo qua Email - Cấu hình thông báo qua SMS Phần 2: Giám sát hệ thống với phần mềm zabbix - Cài đặt Zabbix Server - Cài đặt Agent trên Linux Server - Cài đặt Agent trên Windows Server - Giám sát thiết bị mạng qua SNMP - Xây dựng Network Map - Thiết lập đồ thị thời gian thực - Cấu hình thông báo qua Email - Cấu hình thông báo qua SMS Phần 3: Giám sát hệ thống với phần mềm PRTG - Cài đặt PRTG - Giám sát máy chủ Linux với SSH - Giám sát máy chủ Windows với WMI - Giám sát thiết bị mạng qua SNMP - Thiết lập thông báo qua Email - Thiết lập thông báo qua SMS |
+ Sinh viên có thể đánh giá tình hình an toàn an ninh thông tin hệ thống mạng của đơn vị, nắm được toàn bộ các công cụ giám sát hệ thống mạng, giúp công ty hoạt động ổn định 24/7. |
Chuyên Viên giám sát và bảo mật hệ thống mạng doanh nghiệp, tập đoàn. |
Module 10: Bảo mật (pentest) - Phân tích an ninh mạng và kiểm tra sự xâm nhập. - Điều tra tôi phạm mạng - Bảo trì và giám sát hệ thống sau vá lỗi. |
+ Sinh viên nắm được các kỹ năng rà quét trên toàn hệ thống, nắm được các bước rà soát và bóc gỡ mã độc trong hệ thống. Xây dựng hệ thống giám sát 24/7 cho 1 hệ thống mạng, phân tích điều tra nguồn gốc khi hệ thống mạng bị tấn công, Bảo trì, phục hồi và sao lưu hệ thống mạng. |
Chuyên Viên giám sát và bảo mật hệ thống mạng doanh nghiệp, tập đoàn. |