Mô tả về nghề.

            "ĐIỆN CÔNG NGHIỆP" là ngành/nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.

 Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề.

 Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện năng: Vônmét, Ampemét, Ampekìm, Đồng hồ vạn năng, Mêgômét, Hioki,… đo đúng thông số cần đo vào trường hợp cụ thể trong thực tế; sử dụng đúng các dụng cụ an toàn điện, an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong từng công việc; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn điện; lắp đặt hệ thống cung cấp điện; lắp đặt tủ điện phân phối; lắp đặt mạng điện chiếu sáng; lắp đặt bộ điều khiển dùng công tắc tơ, các bộ điều khiển lập trình; bảo dưỡng,sửa chữa mạng động lực tủ điện phân phối; bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều khiển dùng công tắc tơ và các bộ điều khiển lập trình; vận hành được hệ thống điều khiển tự động dùng PLC; bảo dưỡng, sửa chữa động cơ điệnmột chiều và xoay chiều; quấn dây động cơ điện, máy biến áp công suất nhỏ; sửa chữa mát phát điện xoay chiều; vận hành, sửa chữa các thiết bị mỏ hầm lò như: Áptômát phòng nổ, khởi động từ phòng nổ, biến áp khoan phòng nổ; đọc và phân tích cácbản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp; khảo sát được hiện trường để có phương án lắp đặt hoặc sửa chữa hợp lý; lắp đặt, vận hành, sửa chữa và kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống cung cấp điện và thiết bị điện công nghiệp.

 Vị trí của người học sau khi ra trường.

            Người học ngành /nghề Điện công nghiệp có khả năng làm việc tại các công ty điện lực (tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây…); làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng (nhân viên vận hành); làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện; đảm nhiệm công việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

1. Vai trò của ngành Điện công nghiệp

Ngành Điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định những hệ thống truyền tải điện, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất điện công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và dân sinh.

Những Kỹ sư, cử nhân Điện công nghiệp là những người chuyên thực hiện công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn như lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn điện công nghiệp, lắp đặt và đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình vi điều khiển, lắp đặt và kiểm tra những thiết bị điều hòa không khí, vận hành và bảo dưỡng những thiết bị điện công nghiệp…

2. Tiềm năng của ngành Điện công nghiệp.

Một số cuộc khảo sát cho thấy, điện công nghiệp là nghề có số lượng trường đăng ký đào tạo nhiều nhất (52 trường) với hơn 6000 chỉ tiêu, điều đó cho thấy nhu cầu đào tạo cũng như sử dụng nhân lực nghề này đang ở mức cao. Đồng thời, ngành này hiện đang nằm trong top 10 ngành nghề đang thiếu hụt lao động lớn nhất tại Việt Nam.

Media/2_TH1029/Images/dcn1b4d2c77a-f-e.jpg

Tiềm năng của ngành Điện công nghiệp

Nguyên nhân của sự khan hiếm này chính sách phát triển công nghiệp trở thành hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Theo một số chuyên gia của ngành, chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam đến năm 2025 đạt 6,5-7,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 7,5-8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 đạt 12,5-13,0%/năm và giai đoạn 2021-2030 đạt 11,0-12%/năm. Để đạt được chỉ tiêu định hướng trên thì nhất định phải có sự gia tăng về quy mô nhà máy và các khu công nghiệp cũng như hệ thống lưới điện công nghiệp. Đây là lý do khiến cho ngành Điện công nghiệp không những cần lao động mà còn cần rất nhiều lao động để có thể đáp ứng được quy mô và tốc độ gia tăng trong tương lai.

3. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Điện công nghiệp.

Điện công nghiệp xuất hiện ở hầu hết những lĩnh vực xã hội, vì thế những người theo ngành này có thể làm việc tại những công ty, xí nghiệp ở cả lĩnh vực điện dân dụng và điện công nghiệp với những vị trí như:

  • Làm việc tại nhà máy sản xuất điện
  • Bộ phận quản lý, vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp
Media/2_TH1029/Images/dcn247541578-d-e.jpg

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Điện công nghiệp

  • Các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…
  •  Các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở của hàng kinh doanh vì nghề này cũng không cần quá nhiều vốn, tạo thuận lợi và cơ hội phát triển.

Đây không phải là ngành nghề nóng hay mới nhưng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nên “cầu” nhân lực về nghề này luôn ở mức cao. Sau khi tốt nghiệp, dù chọn công việc trong doanh nghiệp hay làm tự do, ưu điểm của nghề này là học sinh có thể đi làm ngay. Hiện nay, khi các khu công nghiệp phát triển rộng khắp đất nước, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực điện công nghiệp theo đó cũng tăng cao.

Tin liên quan